Tools

Giới thiệu về Java

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao hiện đại, được thiết kế từ khoảng thập niên 1990 bởi Sun Microsystem mà hiện nay thuộc sở hữu của Oracle. Java là một nền tảng độc lập, có nghĩa bạn chỉ cần viết chương trình một lần thì có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Như khẩu hiệu của nó Viết một lần, chạy được khắp nơi

Với 3 tỷ thiết bị chạy bằng Java, Java được sử dụng viết các ứng dụng trên hệ điều hành Android, các ứng dụng Destop, ứng dụng Web ...

Chuẩn bị môi trường lập trình Java cài đặt IDE Eclipse

Để thực hành lập trình Java cơ bản, trước tiên cần cài đặt JDK (Java SE Development Kit) là nền tảng Java và máy ảo thực thi code Java. Bạn vào địa chỉ Download JDK tải về đúng phiên bản phù hợp với bạn, tiến hành đặt bằng cách chạy file vừa tải về.

Tiếp theo chọn một IDE (Integrated Development Environment) yêu thích để sử dụng, có nhiều IDE, có phí và miễn phí, ví dụ như Eclipse, NetBeans ...IDE là công cụ giúp bạn tạo ra các dự án, viết code, biên dịch ...

Ở đây chọn IDE miễn phí là Eclipse là môi trường học code Java, viết code và chạy thử các đoạn code trên nó, có đầy đủ các phiên bản cho Windows, macOs hay Linux. Bạn vào Download Eclipse tải về và cài đặt.

Chạy IDE Eclipse nó có giao diện

Eclipse

Cách tổ chức dự án cơ bản của Eclipse

Nói chung Eclipse sẽ quản lý các dự án Java của bạn trong một Workspace, thực tế Workspace là thư mục nơi mà bạn lưu trữ các dự án. Lần đầu chạy bạn sẽ được hỏi để thiết lập thự mục này trên ổ đĩa.

Khi tạo ra các dự án Java, mỗi dự án sẽ thuộc một thư mục trong Workspaces

Chương trình Hello World

Tạo dự án HelloWorld trong Eclipse

Chạy Eclipse, tạo ra dự án mới bằng File > New > Java Project, nhập tên Project là LearningJava để tạo mới.

Lúc này bạn sẽ nhìn thấy tên dự án mới tạo ra trong phần Project Explore (nếu không thấy hiện thị khung này thì vào Windows > Show views > Project Explore để bật), làm việc với dự án nào thì bạn mở dự án đó thí nháy kép vào tên dự án, để đóng dự án thì nhấn phải chuột vào tên dự án chọn Close project

Như vậy bạn đã có dự án đầu tiên LearningJava, tạm thời xóa đi module-info.java vì chưa dùng đến, tiếp theo viết đoạn code đơn giản đầu tiên.

Hello World

Java có tổ chức code thành từng gói package, mỗi package chứa các lớp, hàm ... có một chức năng nhất định. Đầu tiên cần tạo một package, bạn chọn File > New > Package rồi nhập tên package để tạo, ví dụ bạn tạo với tên firstpack

Giờ bạn tạo lớp (code) đầu tiên của Java trong package vừa tạo, chọn File > New > Class nhập tên lớp tại trường Name, ví dụ chọn là HelloWorldClass

Sau lệnh trên Elipse tạo ra file HelloWorldClass.java trong package có tên firstpack

Bạn mở file đó ra và biên tập đoạn mã trong file đó thành

package firstpackage;

//Lớp HelloWorldClass

public class HelloWorldClass {
	/***
	 * Hàm main là điểm khởi đầu chạy một ứng dụng Java
	 * Khối lệnh Java nằm trong cặp { }
	 */
	public static void main(String[] args) {
		System.out.print("Hello World!"); //Kết thúc lệnh phải có ;
	}
}

Đó là chương trình Hello World đơn giản viết bằng Java, chạy thử trong Elipse bằng nhấn tổ hợp phím Ctrl + F11 hoặc chọn menu Run > Run, chương trình trên viết ra cửa sổ console dòng chữ "Hello World!" (Xem hình trên)

Trong Java, mọi dòng code chạy thực tế nó phải nằm trong một lớp (class) ví vị trên là HelloWorldClass, ta sẽ tìm hiểu về lớp sau.

Mỗi ứng dụng Java đều có một điểm khởi đầu là nơi cho biết điểm bắt đầu chạy ứng dụng, nó chính là hàm main, khai báo đúng theo từ khóa public static như ví dụ trên.

Tóm lại:

  • Mọi chương trình Java phải có ít nhất một lớp (class)
  • Mọi chương trình Java chạy bắt đầu từ hàm (phương thức) main

Phương thức main

Ở trên bạn đã sư dụng phương thức main() là điểm bắt đầu chạy chương trình, có dạng:

 public static void main(String[ ] args)
  • public: bất kỳ đâu cũng truy cập được
  • static: phương thức có thể thi hành mà không cần tạo ra đối tượng lớp chứa phương thức.
  • void: phương thức không có giá trị trả về
  • main: tên của phương thức

System.out.println()

System.out.println("Hello World!");

Phương thức println() để in dòng chữ ra màn hình. Lớp System và stream out dùng để truy cập println()

Java cũng sử dụng cặp ký hiệu ngoặc nhọn { ... } để định nghĩa khối lệnh, và mỗi lệnh đều kết thúc bởi dấu hai chấm;

Chú thích trong Java

Viết chú thích(Các ghi chú về mã, để lập trình viên đọc và lưu ý các vấn đề cần thiết, các ghi chú này bỏ qua khi biên dịch) trong code Java, khá giống PHP, có mấy cách:

Ghi chú trên một dòng

Sử dụng ký hiệu //...ghi chú..., ví dụ:

// đây là ghi chú trên một dòng
x = 5; // ghi chú trên một dòng sau code

Ghi chú nhiều dòng

Sử dụng ký hiệu /*...các dòng ghi chú..*/, ví dụ:

/*  Đây là một
    ghi chú
    Được viết trên nhiều dòng
*/

Kết luận: như vậy bạn đã biết cách sử dụng Eclipse IDE để tạo một dự án Java, đã tạo đoạn code Java đơn giản đầu tiên để in ra lới chào. Từ các bài sau, sẽ sử dụng môi trường này để tìm hiểu về ngôn ngữ Java. Khi đang gõ code trong Eclipse IDE, để có gợi ý theo nội dung gõ bạn có thể nhấn Ctrl + Space

Tham khảo mã nguồn: LearningJava


Đăng ký nhận bài viết mới