Lấy kết của từ các công thức phía trước

Trong Mathematica sử dụng ký hiệu % để lấy kết quả phép tính ngay phía trước và %% để lấy phía trước nữa. Một cách tổng quát sử dụng %%...% (k lần) để lấy kết quả ở phía trước cách k dòng.

 In[7]:= 2 ^ 2
         % + 2
         2 % + %%

Out[7]:= 4
Out[8]:= 6
Out[9]:= 16

Sử dụng biến trong Mathematica

Trong quá trình tính toán, nhiều khi bạn cần một cái tên để lưu vào đó một giá trị, một biểu thức ... để sau này dùng tên này trong các tính toán, ta gọi chúng là các biến.

Bạn có thể tùy ý đặt tên biến bằng muỗi chuỗi ký tự bất kỳ với nguyên tắc sau: Không được bắt đầu bằng chữ số.

Ngoài ra tên không được trùng với các hàm, hằng xây dựng sẵn trong Mathematica.

Một nguyên tắc bạn nên áp dụng đó là viết tên biến toàn chữ thường (ví các hàm có sẵn trong Mathematica bắt đầu bằng chữ in hoa).

Phép gán =

Để gán giá trị, biểu thức vào biến dùng phép gián = dạng sau: tên-biến = biểu thức

Gán 9 vào biến có tên là x

 In[1]:= x = 9

Out[1]:= 9

Tính căn bậc 2 của x

 In[2]:= Sqrt[x]

Out[2]:= 3

Gán giá trị mới cho x

 In[3]:= x = 7

Out[3]:= 7

Bạn có viết kết hợp gán một giá trị vào nhiều biến, ví dụ gán cả biến x và y bằng 20

 In[3]:= x = y = 20

Out[3]:= 20

Khi biến được gán một giá trị nào đó, biến đó sẽ chứa giá trị đó đến khi gán một giá trị mới và tên biến tồn tại trọng toàn bộ phiên làm việc (các Notebook cùng mở trao đổi tên này).

Nếu muốn xóa giá trị khỏi một biến x có thể dùng cú pháp x = . hoặc hàm Clear[x]

Sử dụng danh sách (List) Mathematica

Trong nhiều tính huống tính toàn bạn cần làm việc một nhóm các giá trị, biểu thức - Trong Mathematica danh sách (List) là cách các đối tượng được nhóm lại. Danh sách được khai báo trong cặp dấu ngoặc nhọn {}, mỗi phần tử cách nhau bởi ,

Ví dụ danh sách {1, 2, 3}, danh sách này chứa 3 đối tượng. Mặc dù là một danh sách, nhưng trong các biểu thức số học đại số nó ứng sử giống với một biến.

Nhập danh sách có 3 đối tượng:

 In[3]:= {1, 2, 3}

Out[3]:= {1, 2, 3}

Lấy bình phương tất cả các phần tử sau đó cộng thêm 2

 In[3]:= {1, 2, 3} ^ 2 + 2

Out[3]:= {3, 6, 11}

Khi 2 danh sách cùng số lượng phần tử (chiều dài) có thể thực hiện phép toán trên hai danh sách để có một danh sách mới

 In[3]:= {2, 3, 4} - {1, 2, 3}

Out[3]:= {1, 1, 1}

Cũng cần lưu ý là mỗi phần tử của danh sách cũng có thể làm một danh sách.

Truy cập phần tử danh sách

Các phần tử trong danh sách được đánh chỉ số từ 1 trở đi, ví dụ danh sách {a, b, c} thì có 3 phần tử, phần tử chỉ số 1 có giá trị a, phần tử chỉ số 3 có giá trị c.

Để truy cập phần tử thứ i dùng của danh sách có tên list thì dùng ký hiệu list[[i]] hoặc dùng hàm Part[list,i], bạn cũng dùng ký hiệu này với phép gán = để cập nhật lại giá trị danh sách

 In[3]:= list = {a, b, c}
 In[4]:= list[[3]]
 In[5]:= list[[3]] = d
 In[6]:= list

Out[3]:= {a, b, c}
Out[4]:= c
Out[5]:= d
Out[3]:= {a, b, d}

Nếu muốn trích xuất phần tử thứ i, j ... thì dùng ký hiệu list[[{i, j ...}]] hoặc hàm Part[list, {i, j, ...}]

 In[3]:= list = {a, b, c}
 In[4]:= list[[1, 3]]


Out[3]:= {a, b, c}
Out[4]:= {a, c}

Đến đây bạn đã sử dụng các dấu ngoặc (), [], {} với ý nghĩa như sau

(a+b) Nhóm các số hạng
f[x] Truyền tham số của hàm, như Sin[1]
{a, b, c} Sử dụng cho danh sách
list[[i]] Truy cập phần tử i của danh sách

Thứ tự thực hiện lệnh

Tính toán với Mathematica, bạn sẽ thực hiện tuần tự từng bước viết trong Notebook, trên từng dòng - từ trên xuống hết dòng này đến dòng khác.

Trong tình huống, bạn muốn gộp nhiều bước (biểu thức) - nhiều dòng lại thành 1 bạn có thể viết chúng trên một dòng, mỗi biểu thức cách nhau bởi dấu ; giá trị ở biểu thức cuối được xuất ra.

 In[3]:= x = 4; y = 10; z = x + y

Out[4]:= 14

Ngoài ra một dòng nào đó mà muốn nó vẫn thi hành tính toán nhưng không in kết quả ra thì kết thúc cho vào ;


Đăng ký nhận bài viết mới