Sống tốt hơn bằng nghệ thuật thở sâu

Hơi thở tạo thành một gách nối liên kết giữa đời sống vật chất và tinh thần. Mặc dù có thể chủ động thở gấp hay từ từ theo ý mình, nhưng hơi thở vẫn được điều chỉnh bằng máy hãm tự động hay những kích thích tự nhiên

Khi xúc động mạnh, tất cả bộ máy của cơ thể ở trạng thái báo động: tim đập nhanh, hơi thở dồn dập, cơ bắp căng cứng ... Khi các tác nhân đã qua (thậm chí đã quyên) nhưng nhiều khi cơ thể vẫn ở trạng thái căng thẳng.

Ví dụ, một cuộc va chạm xảy ra đã nhiều giờ, mặc dù nguyên nhân đã xa rồi nhưng hơi thở của chúng ta vẫn ở vào khu vực "chuông báo động". Chúng ta thấy mệt mỏi, lo âu vô cớ ngay cả khi đã quyên nguyên nhân cũ. Tình trạng này kéo dài mãi cho đến khi cơ thể có một hơi "thở phào nhẹ nhõm".

Vậy hãy giúp cơ thể bằng cách chủ động đôi lúc chủ động thở ra một hơi dài, sâu và êm

Thở phào nhẹ nhõm

Hãy ngồi thoải mái, không tựa lưng - đầu và lưng trên một đường thẳng. Vai, hai tay mềm mại - đặt hai bàn tay trên bàn hoặc gối. Nhắm mắt lại thở bằng mũi, thở sâu êm và nhẹ, hít vào ngắn hơn thở ra.

Chú ý, thở ra, đợi khi cần thiết mới hít vào chứ không chủ động. Nếu hơi thở của bạn đang trú ngụ ở phần ngực (vai, xương sườn nâng lên hạ xuống) thì đó là khu vực chuông báo động, bàn cần điều chỉnh về thở tự nhiên là thở bụng: phần bụng nâng lên hạ xuống.

Thở đúng là thở bụng, bạn có thể luyện tập bằng tư thế A1 - Shavasana - Nghỉ hoàn toàn

Thở sâu (thở có kiểm soát) - Ujjayi Pranayama

Cách tiến hành thở có kiểm soát

tho sau yoga

Bạn hãy ngồi hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gấp đầu gối trái lại và đặt bàn chân trái dưới đầu gối phải, đừng để sát người mà cách người khoảng 20cm. Sau đó gấp đầu gối phải lại và đặt bàn chân phải dưới đầu gối trái. Để hai bàn tay lên hai đầu gối. Ưỡn thẳng người từ dưới lên trên, từ thắt lưng đến gáy thành một đường thẳng.

Bạn hãy ngồi thật thoải mái, tốt nhất là nên ngồi theo tư thế A2. Hoặc ngồi trên một cái ghế cũng được. Về sau, bạn sẽ dùng cách thở này khi thực hiện các tư thế Asana sẽ hướng dẫn sau.

Giữ cho lưng thật thẳng, hai vai mềm mại thả lỏng tự nhiên, hai tay duỗi và bàn tay đặt trên đầu gối. Đầu cúi gập xuống chạm vào ngực (co thắt lưới). Thở ra một hơi dài bằng hai lỗ mũi, lững vẫn thẳng.

1 Hít vào thật sâu bằng mũi và cuống họng để mặc cho toàn bộ lồng ngực phồng lên (hai cạnh, trên cao và phía sau). Nhưng bụng vẫn dẹt, còn có thể thót vào, hơi co lại. Chú ý nghe tiếng thở phát ra từ đáy họng (sssâ â â ...).

2 ... không ngừng thở lúc này

3 Thở ra cũng bằng mũi, tư từ, sâu và đều, không giật cục, thời gian cũng lâu bằng lúc hít vào. Chú ý vẫn giữ lưng thẳng và nghe tiếng hơi thở (hhhâââ ...)

4 ... không ngừng thở lúc này

Tiếp tục 13 khoảng 10 lần

Hiệu quả của thở sâu

Cách thở này thông khí rất sâu cho phổi và các phế nang trong phổi, cho ta sức chịu đựng dẻo dai, trấn an tinh thần, tăng cường cho cơ thể về sinh lý cũng như về tâm lý.

Sử dụng Ujjayi thế nào

Ujjayi là loại độc nhất trong tất cả các loại Pranayama về hơi thở có thể thực hành bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào, nhưng thường thường là ở trong các tư thế Asana (trừ tư thế A1 - Thư giãn)

Thở sâu nhưng phải phù hợp với cơ thể của mình, tức là khi bạn hít vào đừng cố gắng hít đầy phổi, mà để có thể còn hít vào thêm một chút nữa. Thở ra cũng như vậy, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn và thực hành cho thành thục nhé. Sau mỗi 10 lần thở sâu liên tục thì bạn hãy nghỉ ngơi và thở bình thường.

Giữ phổi đầy, rỗng khi thở sâu

Tức là dừng thở ở giai đoạn 24. Mục đích để tăng thế năng âm/dương, có thể áp dụng nếu không mắc các bệnh về tim mạch.


Đăng ký nhận bài viết mới